Dưa chuột biển hay đỉa biển đều là tên gọi khác của một nhóm động vật biển khá quen thuộc, có mặt ở khắp các bãi biển trên thế giới. Và ở Việt Nam, hải sâm sinh sống và phát triển chủ yếu tại các vùng biển đảo, trong đó đảo Cô Tô ( Vân Đồn, Quảng Ninh) là một trong số những hòn đảo có tiềm năng lớn về hải sâm.
Trung bình con hải sâm có kích thước dài khoảng 20cm –>40cm, không sương, phần lớn phần da rất dầy,chúng là loài rất hiền nhưng rất rế gây sợ hãi cho những bạn lần đầu tiên thấy chúng,đặc biệt chung tấn công con mồi bằng một loại tơ rất dính nếu tay bạn mà dính vào nhựa của chúng thì gỡ rất khó nữa là con mồi.
Hải sâm bắt về làm sạch, và trắng , sau đó ngâm phèn chua cho sạch, để khô nước. Đem thái nhỏ , mỏng sào với cần tây,cà rốt,pha chút thịt bò tươi nữa, rất ngon và thơm.
Hải sâm rất hữu ích cho sức khỏe,phòng được bệnh sỏi thận,suy nhược cơ thể,bổ âm tráng dương. Nếu bạn không thích món xào,bạn có thể nấu canh hải sâm,hay hầm với thuốc bắc, rất bổ.
Đến khu hòn Khe Châu, thị trấn Cô Tô, ta có thể ngỡ ngàng trước quy mô nuôi hải sâm của anh Lâm Văn Giang, một trong những người tiên phong trong lĩnh vực nuôi hải sâm trên địa bàn tỉnh. Nuôi thủy sản từ rất lâu, nhưng vài năm trở lại đây anh Giang mới bắt đầu nuôi hải sâm. Do chưa mua được giống ở các trại sản xuất tập trung nên việc thả nuôi chủ yếu theo hình thức thu mua con giống từ việc khai thác tự nhiên của người dân. Từ năm 2008, với 20ha mặt nước, mỗi vụ nuôi gia đình anh thả bình quân từ 3 – 4 tấn hải sâm giống, chủ yếu là hải sâm đen và một lượng nhỏ hải sâm cát. Hải sâm thường được thu hoạch vào khoảng tháng 7, 8 hàng năm, đây là lúc thân của hải sâm dày hơn, bình quân đạt 4 con/kg, nếu khai thác vào thời điểm khác thì hải sâm mỏng hơn, chỉ đạt kích cỡ bình quân 7 con/kg. Đặc biệt, hải sâm cát là hải sản có giá trị kinh tế khá cao. Giá thu mua loại hải sâm ổn định ở mức trên 100 – 200 USD/kg khô. Hiện nay, nhu cầu thị trường trong nước cũng như nước ngoài đối với loại hải sản này rất lớn…
Thức ăn của hải sâm là các sinh vật nhỏ như tảo, các chất mùn bã hữu cơ, nên hải sâm được ví như các “môi trường viên của biển”. Khi trời mưa bão, biển động, hải sâm ẩn vào các hốc đá, chờ đến khi thời tiết thuận lợi mới bắt đầu bơi đi kiếm ăn. Một trong những cách chúng bắt mồi là nằm yên một chỗ, các xúc tu mở ra và bắt những sinh vật nhỏ trôi theo dòng nước biển. Có thể tìm thấy chúng với số lượng lớn ở cạnh các trang trại nuôi cá biển.
Nói là kỹ thuật nuôi đơn giản, song do hải sâm là loài hải sản “khó tính” với môi trường nên việc chọn môi trường nuôi phù hợp là hết sức cần thiết. Những khu vực có rạn san hô cùng với hệ thực vật phong phú và đáy cát, bùn là những địa điểm lý tưởng cho hải sâm sinh sống. Ngoài ra, các eo, vịnh, ít bị tác động của sóng gió, ít bị ảnh hưởng trực tiếp của nước ngọt đổ vào cũng là môi trường rất thuận lợi để thả nuôi hải sâm.
Leave a Reply